Các yếu tố nguy cơ Bạo lực học đường

Cá nhân trẻ

Cách cư xử nội tâm hay biểu lộ

Có một sự phân biệt giữa cách cư xử nội tâmbiểu lộ. Những cách cư xử nội tâm phản ánh sự rút lui, ức chế, lo lắng, và/hay chán nản. Cư xử nội tâm đã được tìm thấy trong một số trường hợp bạo lực thanh niên dù với một số thanh niên, chán nản đi liền với sự lạm dụng liên tục. Bởi chúng hiếm khi bộc lộ ra ngoài, các học sinh với các vấn đề nội tâm thường không được các nhân viên trong trường chú ý.[21] Những cách cư xử biểu lộ phản ánh các hành động lầm lỗi, gây hấn, và hiếu động thái quá. Không giống như những cách cư xử nội tâm, những cách cư xử biểu lộ gồm, hay liên kết trực tiếp với, các giai đoạn bạo lực. Những cách cư xử bạo lực như đấm và đá thường được học khi quan sát những người khác.[22][23] Các hành động biểu lộ diễn ra cả bên trong và bên ngoài trường học.[21]

Các yếu tố cá nhân khác

Một số yếu tố cá nhân khác gắn liền với những mức độ gây hấn cao. Những em bắt đầu sớm thường có những hành động tồi hơn những trẻ em có những hành động chống xã hội muộn hơn.[24] IQ thấp cũng liên quan tới những mức độ hung hăng cao hơn.[25][26][27] Các phát hiện khác cho thấy ở trẻ nam các khả năng khó vận động ban đầu, những khó khăn khi chú ý, và các vấn đề về đọc thường dự đoán một hành vi chống xã hội về sau.[28]

Môi trường gia đình

Môi trường gia đình được cho là có đóng góp vào bạo lực học đường. Quỹ Quyền Hiến pháp cho rằng việc phải đối mặt trong thời gian dài với bạo lực súng, tình trạng nghiện rượu của cha mẹ, bạo lực gia đình, lạm dụng thể chất trẻ em, và lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp nhận.[29] Kỷ luật thô bạo của cha mẹ đi liền với những mức độ hung hăng cao hơn ở thanh niên.[30] Có một số bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với bạo lực trên vô tuyến[31][32] và, ở một mức độ nhỏ hơn, các trò chơi bạo lực[33] liên quan tới sự gia tăng tính hung hãn ở trẻ em, và sự hung hăng này lại có thể được đưa vào trường học.

Straus viện dẫn bằng chứng cho quan điểm rằng việc đối mặt với trừng phạt thân thể làm gia tăng nguy cơ hành động hung hãn ở trẻ em và trẻ vị thành niên.[34] Các phát hiện của Straus đã bị Larzelere[35]Baumrind nghi ngờ.[36][37] Tuy nhiên, việc phân tích nhiều tác phẩm văn học về trừng phạt thân thể, cho thấy trừng phạt thân thể liên quan tới những hành vi tồi hơn ở trẻ em và thanh niên.[38] Những nghiên cứu phương pháp luận hợp lý nhất cho thấy "có những sự liên quan rõ ràng, ở một số mức độ giữa sự trừng phạt thể xác của cha mẹ và sự hung hãn của trẻ em."[39]

Mô hình tương tác xã hội của Gerald Patterson. liên quan tới sự áp đặt của người mẹ và phản ứng ngược của trẻ em với những cách cư xử cưỡng bức, cũng giải thích sự phát triển của hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ.[40][41] Trong bối cảnh này, những hành vi cưỡng bức gồm những hành vi thường bị trừng phạt (ví dụ, khóc lóc, la hét, đánh đấm vân vân). Các môi trường gia đình có lạm dụng có thể hạn chế các kỹ năng nhận thức xã hội cần thiết, ví dụ, để hiểu những ý định của người khác.[29][42] Bằng chứng dài hạn phù hợp với quan điểm rằng việc thiếu các kỹ năng nhận thức xã hội giải thích sự liên quan giữa kỷ luật khắc nghiệt của cha mẹ và hành vi hung hãn ở nhà trẻ.[43] Nghiên cứu dài hạn với cùng những trẻ em đó cho thấy những hiệu ứng giải thích một phần kéo dài cho tới tận lớp ba hay lớp bốn.[42] Lý thuyết kiểm soát của Hirschi (1969) đưa ra quan điểm rằng những trẻ em với những mối quan hệ không chặt chẽ với cha mẹ gặp nhiều nguy cơ tham gia vào hoạt động lầm lỗi và bạo lực ở trong và ngoài trường học hơn.[44] Dữ liệu nghiên cứu đan xen của Hirschi từ các sinh viên trung học bắc California phần lớn thích hợp với quan điểm này.[44] Những phát hiện từ case-control[30] và những cuộc nghiên cứu theo chiều dọc[45][46] cũng thích hợp với quan điểm này.

Môi trường lân cận

Môi trường lân cận và cộng đồng cũng tạo bối cảnh cho bạo lực học đường. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma tuý cao dạy thanh niên những hành động cư xử bạo lực và chúng lại được mang vào trường học.[29][47][48] Tình trạng nhà cửa tồi tạn bên cạnh trường học đã được phát hiện gắn liền với bạo lực học đường.[49] Việc tấn công giáo viên dường như hay xảy ra hơn tại các trường ở gần kề các khu vực có tỷ lệ tội phạm cao.[50] Việc tiếp xúc với những người bạn hư hỏng là một yếu tố nguy cơ cho những mức độ hung hãn cao.[23][27] Nghiên cứu đã cho thấy rằng nghèo khổ và mật độ dân số cao gắn liền với những tỷ lệ bạo lực học đướng cao.[47] Những cuộc nghiên cứu theo chiều dọc dài hạn cho thấy trẻ em phải tiếp xúc với bạo lực cộng đồng,[51] gồm cả bạo lực súng,[52] trong những năm tiểu học được các bạn học và giáo viên thông báo có nguy cơ cao về hung hãn trong những năm cuối cấp. Các băng đảng trong khu vực cũng được cho là góp phần tạo ra các môi trường học đường nguy hiểm. Các băng đảng sử dụng môi trường xã hội của trường học để tuyển mộ các thành viên và tương tác với các nhóm đối địch, với việc bạo lực băng đảng được đưa từ bên ngoài vào trong trường học.[53]

Môi trường trường học

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự liên quan giữa môi trường trường học với bạo lực học đường.[49][54] Những vụ tấn công giáo viên gắn liền với những nơi có tỷ lệ nam sinh cao, và một tỷ lệ cao học sinh nhận bữa trưa miễn phí hay giảm giá (một dấu hiệu của nghèo khổ).[50] Nói chung, một cộng đồng nam sinh đông, ở cấp học càng cao, một lịch sử các vấn đề vô kỷ luật cao, tỷ lệ học sinh trên giáo viên cao, và một địa điểm đô thị liên quan tới bạo lực trong các trường học.[49][55] Trong học sinh, thành tích học tập liên quan nghịch đảo với hành động chống xã hội.[17][25] Cuộc nghiên cứu của Hirschi[44] và những người khác,[30][45][46] đã được nêu ra ở đoạn trên về môi trường gia đình, cũng thích hợp với quan điểm rằng sự thiếu gắn kết với trường học đi liền với sự gia tăng nguy cơ hành vi chống xã hội.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bạo lực học đường http://www.news.com.au/couriermail/story/0,27574,2... http://www.abc.net.au/news/stories/2009/06/26/2609... http://www.baltimoresun.com/news/local/baltimore_c... http://findarticles.com/p/articles/mi_m0FCR/is_2_3... http://www.fractaldomains.com/devpsych/baumrind.ht... http://seattletimes.nwsource.com/cgi-bin/PrintStor... http://www.nytimes.com/2007/04/16/us/16cnd-shootin... http://www.sofiaecho.com/2009/06/19/737778_little-... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://people.biola.edu/faculty/paulp/CritiqueStra...